• THẢM HỌA HÀNG KHÔNG MUNICH
    🕒Thời gian: 6/2/1958
    🗺️Địa điểm: Munich, Tây Đức
    ⚠️Nguyên nhân: lỗi cất cách
    ✈️Máy bay: Lord Burghley loại Airspeed AS-57 Ambassador
    ✈️Hãng bay: British European Airways
    ✔️Xuất phát: sân bay Beograd, CHXHCN Nam Tư
    ❎Chặng dừng: Sân bay Munich-Riem, Tây Đức
    ✅Điểm đến: Manchester Airport, Anh
    👪Hành khách: 38 người (21 người MU)
    👷Phi hành đoàn: 6 người
    ❌Tử vong: 23 người (11 người MU)
    🤕Bị thương: 19 người
    🙂Sống sót: 21 người (10 người MU)

BỐI CẢNH - NGUYÊN NHÂN

Sao đỏNo image

European Cup

MU đá trận tứ kết lượt về Cúp Châu Âu với đội Crvena zvezda (Sao Đỏ Beograd) tại Beograd, Nam Tư (Nay là Serbia). Tỉ số trận đấu là 3-3 và United giành quyền vào bán kết, đội bóng trở về Manchester trong chuyến bay của hãng British European Airways

Munich No image

Tiếp nhiên liệu

Chuyến bay cất cánh từ Beograd đã bị trì hoãn trong một giờ sau khi Johnny Berry mất hộ chiếu và chiếc máy bay hạ cánh ở Munich để tiếp nhiên liệu vào lúc 13:15 GMT. Sau khi tiếp nhiên liệu, các phi công James Thain và Rayment Kenneth đã cố gắng cất cánh hai lần, nhưng đã phải từ bỏ vì lỗi động cơ trái.

Tuyết trơnNo image

Lần cất cánh thứ 3

Lo sợ rằng họ sẽ bị trễ so với lịch trình, cơ trưởng Thain từ chối ở lại qua đêm tại Munich và cất cánh thêm lần thứ ba. Sau đó, tuyết bắt đầu rơi, tạo nên một lớp trơn trượt ở cuối đường băng. Sau khi máy bay lao trúng chỗ trơn trượt, nó đã lao qua hàng rào ở cuối đường băng và bị gãy nát cánh trái vì bị đâm vào một ngôi nhà gần đó và...phát nổ.

Diễn biến chi tiết về thảm kịch

Thảm Kịch Đường Băng Munich



Sau đêm kỷ niệm cuồng nhiệt ở thủ đô Belgrade,” những đứa con của Busby” đi trên chuyến bay 609 trở về Manchester vào giữa buổi sáng, theo lộ trình chuyến bay họ sẽ về nhà vào lúc 6h tối. Chiếc máy bay Elizabethans G-ALZU A5 57 với phi hành đoàn Lord Burghley do phi công James Thain và người bạn đồng nghiệp Kenneth Rayment điều khiển. Bầu không khí thật lặng lẽ, trên máy bay có hai chiếc bàn khiến các cầu thủ có thể ngồi với nhau để đánh bài vui vẻ. Trò chới của họ bị dừng lại ngay sau khi máy bay bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Munich để tiếp nhiên liệu. Chỉ khi họ gần như chạm mặt đất thì các hành khách mới nhận thấy rắng ngoài trời tuyết đang rơi.





Cất cánh không thành công

Thời gian tiếp nhiên liệu dự tính khoảng 20 phút, do vậy hành khách vẫn ngồi trên khoang máy bay. Vào 2h31 phút chiều, bình nhiên liệu đã được tiếp đầy. Chuyến bay 609 sẵn sàng trên đường băng và nhận được tín hiệu cất cánh. Khi máy bay tăng tốc độ thì, các phi công phát hiện thấy tiến kêu lạ từ phía động cơ và sau 40 giây họ quyết định ngừng cất cánh. Âm thanh lạ đó là hiện tượng được gọi là ” boots sursing”- kết quả của việc nhiên liệu làm động cơ tăng tốc quá nhanh. Vấn đề này không phải là không thường xuyên xảy ra ở những chiếc Elizabethans và các phi công không thấy biểu hiện nào đáng báo động, họ quyết định tự khắc phục vấn đề này bằng cách cho van tiết lưu chạy chậm hơn. Một lần nữa họ cất cánh vào lúc 2h34 chiều. Động cơ đẩy mạnh và lần này Thain và Rayment cảm thấy yên tâm, họ quyết định cất cánh như thường lệ.

Những khoảnh khắc cuối cùng

Khi phát hiện động cơ có hiện tượng không bình thường, hành khách được thông báo ”do lỗi kĩ thuật, chuyến bay tạm thời gián đoạn”. Đó là khoảnh khắc gây tò mò, mọi người đành vào quán cà phê, chuyện trò và than vãn phải về nhà bằng đường bộ qua vùng Hood của Hà Lan, không khí rất thoải mái, vui vẻ. Duncan Edwards nghĩ rằng tình hình này khó có thể cất cánh, trong khi hành khách đang đợi ở quán cà phê của sân bay, Edwards tranh thủ gửi bức điện về cho bà chủ khách sạn ở Manchester, bà Dorman. Bức điện có nội dung như sau ” Tất cả các chuyến bay đã bị hoãn. Bay vào ngày mai. Duncan”. Bức điện được chuyển vào khoảng 5h chiều- sau khi máy bay bị đâm. Edwards đã hiểu lầm bởi trước đó không lâu các hành khách đã được gọi trở lại máy bay. Sau khi trao đổi với các nhân viên mặt đất ở Munich. Thain và Rayment quyết định không ở qua đêm ở sân bay. Hiện tượng tăng tốc dường như liên quan đến động cơ trái vì Elizabethans có khả năng cất cánh chỉ với một động cơ, các phi công hài lòng rằng họ có thể cất cánh khỏi mặt đất một cánh an toàn.

Cất cánh lần thứ 3: Thảm kịch đã xảy ra

Khi máy bay chồm lên với nỗ lực lần thứ 3 để rời khỏi sân bay Munich, lúc này hành khách thực sự hoảng sợ và thiết kế của máy bay làm cho họ có thể nhìn thấy nét mặt nhau. Nét mặt thay đổi của Roger Byrne chuyển nỗi sợ hãi của mình sang các đồng đội. Jonny Berry thốt lên rằng:” Cái chết đang gần kề chúng ta”. Liam Whelan, tín đồ Thiên Chúa giáo sùng đạo đáp lại rằng: ” Tôi đã sẵn sàng để chết”. Harry Gregg nhìn thấy tuyết rơi khỏi bánh xe như tốc độ của chiếc tàu thuỷ. Chiếc máy bay chồm lên cao hơn trước nhưng ngay khi các phi công cố gắng cất cánh thì chiếc Lord Burghley nổ tung sau khi rơi khỏi đường băng với tộc độ cao, trượt theo hàng rào và lao qua một con đường.

6/2/1958: Thảm hoạ ập xuống



Các cầu thủ và quan chức MU lên máy bay chuẩn bị sang Belgrade. Từ trái sang: Walter Crickmer, Frank Swift, Albert Scanlon, Ray Wood, Dennis Viollet, Geoff Bent, Liam Whelan, Mark Jones, Harry Gregg, Ken Morgans.

Đã 47 năm trôi qua kể từ cái ngày định mệnh ấy, ngày mà số phận đã cướp đi 1 thế hệ ưu tú của Manchester United, khi chiếc phi cơ G-ALZU bốc cháy trên đường băng Munich. 8 cầu thủ MU đã nằm xuống, nhưng tên tuổi các anh mãi bất tử với thời gian.

“Tất cả các chuyến bay đều bị hoãn. Mai mới về được. Duncan”

Đó là nội dung bức điện tín do Duncan Edwards gửi về cho bà chủ nhà trọ của anh tại Manchester. 5 giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 1958, khi bức điện ấy tớI nơi người nhận, thì có 21 con người đã trút hơi thở cuối cùng bên xác chiếc máy bay G-ALZU dúm dó tại Munich .

Cái ngày định mệnh ấy, tuyết và băng bao phủ phi trường Munich, chiếc G-ALZU đã 2 lần cất cánh không thành công. Đến lần thứ 3 thì nó bay được lên không trung…để rồI ngay sau đó thì rơi xuống đường băng và phát nổ…

Nếu như Don McLean đã gọi cái ngày mà Buddy Holly, Ritchie Valens, và Big Bopper tử nạn là “the day the music die”, thì cũng có thể gọi 6 tháng 2 năm 1958 là “the day the football die”, bởI vì ngày hôm ấy, 7 cầu thủ thuộc thế hệ “Busby’s babes” đều qua đời….

Quay ngược thời gian đến năm 1952, đó là năm HLV Matt Busby bắt đầu gầy dựng nên 1 lứa cầu thủ trẻ đầy sức sống ở Manchester United, lứa cầu thủ này được mệnh danh Busby’s babes, tức là Những cậu nhóc của Busby. 4 năm sau, những cậu nhóc trưởng thành và vươn lên thành 1 thế lực đáng sợ trong làng bóng đá châu Âu. Họ giành liên tiếp 2 chức vô địch quốc gia Anh năm 1956 và 1957.

Ở lần đầu tiên tham gia cúp C1 năm 1957, MU đã lọt vào ngay bán kết. Khi trở lại lần 2 vào năm 1958, họ lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước ngày 6 tháng 2, họ đã lần lượt vượt qua Shamrock Rovers và Dukla Prague, rồI sau đó là Red Star Belgrade, để 1 lần nữa tranh tài ở bán kết. Tại cúp FA, MU cũng đã vào đến vòng 5, tại giải VDQG thì đang đứng thứ 3. Những ngôi sao sáng nhất trong đội hình The Reds khi đó là thủ quân tả vệ Roger Byrne, tiền vệ nhạc trưởng Duncan Edwards, cùng vớI trung phong Tommy Taylor. Cả 3 đều là trụ cột của tuyển quốc gia Anh. Nhận xét về những chàng trai của mình, Matt Busby tuyên bố đầy tự hào: “Giờ đây tôi có thể chỉ ngồI chơi xơi nước trong suốt 10 năm tới mà nhìn họ thi đấu”, ý nói rằng độI bóng của ông chơi quá hay và ăn ý, họ đều biết mình phảI làm những gì, đến nỗI những chỉ đạo của HLV cũng hóa ra thừa. Bất hạnh thay, độI hình trong mơ ấy không tồn tại được đến 10 năm…



Đội hình trong mơ của MU 2 lần giành chức VĐQG các mùa 1955-56,1956-57. Hàng trên cùng: Colin Webster, Will McGuinness, Jackie Blanchflower, John Dohery, Eddie Colman.Hàng giữa:Tom Curry (trợ lý HLV),Bill Foulkes, Bobby Charlton, Fred Goodwin, Ray Wood,Liam Whelan, Mark Jones, Duncan Edwards, Bill Inglis (trợ lý HLV). Hàng dưới: Dennis Viollet, John Berry, Matt Busby, Roger Byrne, Jimmy Murphy, Tommy Taylor, David Pegg.

Theo lịch thi đấu, sau trận tứ kết lượt về cúp C1 1958 vớI Red Star Belgrade, MU sẽ phải đối mặt với Wolves, khi đó đang dẫn đầu giải VDQG. Nhận thức tình trạng bê bối trong ngành hàng không ở các nước Đông Âu, Matt Busby lo rằng nếu sử dụng máy bay của nước chủ nhà Nam Tư, có nguy cơ độI sẽ không về được Manchester kịp lúc để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng sắp tới. Do đó, ông đã thuê bao 1 phi cơ riêng để chở toàn đội đến và rờI Belgrade.

Suốt 90 phút trận đấu ở thủ đô Nam Tư, mưa tuyết không ngừng rơi . Mưa tuyết rơi suốt đêm và vẫn tiếp tục rơi khi các cầu thủ MU lên phi cơ về nước. Lúc phi cơ ghé lại ở Munich để tiếp nhiên liệu, tình trạng thờI tiết lại càng trở nên tồI tệ hơn, và chuyến bay đã bị hoãn lại.



Cơ trưởng của chuyến bay định mệnh năm đó là 1 người Luân Đôn: ông James Thain, còn phụ lái là Kenneth Rayment. 47 phút sau lệnh hoãn bay, nhận thấy bão tuyết có phần ngớt, họ đã cùng đồng ý tiếp tục cất cánh. Chính quyết định sai lầm này đã cướp đi mạng sống của Rayment. Về phần James Thain, ông sống sót, nhưng bị sa thải và cấm bay suốt đời.
2h31 chiều ngày 6 tháng 2, chiếc G-ALZU cố gắng cất cánh trở lại, nhưng thất bại, do động cơ của nó bị dao động mạnh khi tăng tốc.Thain bàn bạc cùng Rayment và quyết định tiếp tục nỗ lực. 2h34 , trạm kiểm soát không lưu quyết định cho phép Thain cất cánh lần 2, nhưng lần này cũng thất bại. Thain vẫn bình tĩnh, ông báo cáo với đài không lưu “ do lỗI động cơ nhưng không nặng” và đưa máy bay trở về để kiểm tra lạI lỗi động cơ đó.

Lúc này, 1 bầu không khí nặng nề bắt đầu bao trùm lên các cầu thủ. Billie Foulkes nhớ lại “ Khi lần cất cánh thứ 2 thất bạI, chúng tôi trở về phòng đợi 1 cách lặng lẽ. Nhiều ngườI linh cảm thấy chuyến bay chiều ấy không bao giờ về đến nhà”. Chính khi đó, Duncan Edwards gửi về Manchester bức điện tín cuốI cùng trong đời .

Khi nghe thông báo cất cánh lần 3, mọi người ai cũng dấy lên 1 nỗi nghi ngại và lo âu. Peter Howard, phóng viên Daily Mail, sau này kể” Chúng tôi ngồi trong phòng đợI không quá 5 phút. Frank Taylor của tờ News Chronicle quay sang bảo tôi” (Sửa máy bay gì mà) nhanh thế””.

Trong khi bay từ Belgrade đến Munich, các cầu thủ MU cùng nhau đánh bài, nhưng bây giờ thì chẳng ai còn tâm trí mà chơi đùa nữa. Harry Gregg, chàng thủ môn mớI từ Doncaster Rovers chuyển đến Manchester 2 tháng trước, cảm thấy tâm thần bất an, anh nhìn sang thủ quân Roger Byrne thì thấy người đội trưởng còn tỏ ra căng thẳng hơn. “Chúng ta sắp chết cả rồi”, Byrne nói. “Nếu như thế, tôi đã sẵn sàng ra đi”, Whelan, anh cầu thủ ngoan đạo, đáp lại. 1 vài người phá lên cườI, những nụ cườI gượng gạo để cố xua đi bầu không khí đáng sợ.

Cơ trưởng Thain về sau nhớ lại lần cất cánh thứ 3 ”Tôi hô lớn V1 khi bảng tốc độ chỉ 117 knots(khi máy bay đạt đến vận tốc V1(velocity one) thì không thể nào hoãn cất cánh được nữa). Đột nhiên, kim tốc độ rơi xuống 112, rồI 105 knot. Ken(Rayment) gào lên: “Thất bại mất rồi”. Tôi nhìn ra phía trước mặt, chỉ còn thấy toàn bông tuyết, nhà cửa, và cây cối”.

Chiếc G-ALZu đâm xuyên qua hàng rào sân bay, ra tớI tận đường lộ. Cánh máy bay va phải những tòa nhà và gãy văng đi, nhà thì bốc cháy. Những cành cây đâm xuyên vào buồng lái. Thân phi cơ va phải xe tải và nổ bung…Lạ lùng thay, tuy lúc ấy đang ở Anh, cách nước Đức hàng vạn dặm, nhưng huyền thoại MU Billy Meredith bỗng nghe tiếng máy bay rơi.





Bên trong máy bay là cảnh tượng thật khủng khiếp. “Tôi tưởng mình đã chết trong bóng tối bao trùm” thủ thành Gregg hồI tưởng”Những giọt gì đó nhỏ lên trán và mũi tôi, tôi đưa tay lên mặt và nhận ra đó là máu. Tôi cố bò ra khỏi máy bay. Người đầu tiên tôi thấy là Bert Whalley, anh nằm trên tuyết mà mắt còn mở trừng trừng. Anh ấy chết rồi, lạy chúa, tôi nghĩ mình là người duy nhất sống sót. Nhưng rồi viên cơ trưởng xuất hiện….và hét lên: “chạy mau đi, máy bay sắp nổ tung lên rồi”….khi đã ra đến bên ngoài, tôi thấy Bobby Charlton và Dennis Viollet nằm đó, bất động, Matt Busby thì ở đằng xa…Byrne và Blanchflwer nằm trong 1 vũng nước. Blanchy(tên thân mật của Blanchflower) rên rỉ rằng anh không cử động được vì gãy lưng, không biết rằng Roger Byrne nằm bên cạnh đã chết tự bao giờ”….

Tất cả hành khách, chết hay sống, đều được đưa vào bệnh viện Rechts der Isar. Rồi nhân viên sứ quán Anh đến và chuyển những người còn khỏe mạnh đến khách sạn Stakus. Đài BBC tạm ngưng chương trình thường lệ đế đưa tin về thảm họa. Báo cáo từ bệnh viện cho biết 21 ngườI đã chết, 4 ngườI trong tình trạng thập tử nhất sinh. Những nạn nhân bao gồm cầu thủ, quan chức, phóng viên thể thao, và 2 nhân viên của hãng du lịch lữ hành chịu trách nhiệm tổ chức chuyến bay. Thi thể các nạn nhân được chuyển về Old Trafford. Hàng ngàn người đổ ra đường trong không khí tang thương. Lễ tưởng niệm được tổ chức khắp Anh Quốc, và trước những trận thi đấu trên toàn thế giớI, người ta đều dành hai phút mặc niệm những con người vừa về cõi vĩnh hằng.







Colman,Tommy Taylor,Liam Whelan, David Pegg,và Geoff Bent. Ngoài ra, mạng sống của Matt Busby và Duncan Edwards như chỉ mành đang treo chuông, các bác sỹ đều e ngại họ sẽ không qua khỏi. Trong tình cảnh cận kề cái chết như thế, Busby vẫn nhắn gửi người trợ lý Jimmy Murphy hãy giữ vững ngọn cờ (to keep the flag flying). Murphy đã may mắn không có mặt trong chuyến bay đi Belgrade, và giờ đây, 13 ngày sau thảm họa Munich, ông trở thành người chịu trách nhiệm chính trong trận MU gặp Sheffield United tạI vòng 5 cúp FA. Trước tình cảnh thiếu ngườI trầm trọng, Murphy phải cấp tốc ký ngay 2 hợp đồng mới, Ernie Taylor từ Blackpool và Stan Crowther từ Aston Villa. (Stan Crowther trở thành người của Old Trafford chỉ 75 phút trước tiếng còi khai cuộc trận MU-Sheffield). Manchester ra quân gặp Sheffield vớI 1 đội hình dự bị và chắp vá, nhưng vớI quyết tâm biến thương đau thành sức mạnh, họ đã thi đấu vớI cả con tim và giành thắng lợI 3-0.

2 ngày sau trận đấu, Duncan Edwards qua đời trong bệnh viện. 1 tuần sau đó, viên phụ lái Kenneth Rayment cũng đầu hàng số phận, đẩy con số thương vong cuối cùng lên đến 23. Chỉ có Matt Busby là đang trên đà hồI phục. Không ai dám nói cho Busby biết sự thật. Khi ông hỏi con trai Sandy “các cầu thủ của cha ra sao?”, Sandy đã trả lờI” họ ổn cả”.

Cuối cùng, người cho Busby hay mọi chuyện là vợ ông, bà Jean. “Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra?” Busby kể lại” Bà ấy chẳng nói gì. Tôi bắt đầu đọc tên từng cầu thủ, bà ấy vẫn nín lặng và thậm chí cũng chẳng nhìn tôi. Mỗi khi tôi đọc đến tên 1 người đã ra đi thì bà ấy lạI gật đầu…chết…chết….và chết”. Chấn thương thể xác đã hồi phục, nhưng vết thương tinh thần mãi đeo đuổi Busby” Thật tình tôi chỉ muốn chết đi. Tôi rõ ràng phảI chịu trách nhiệm, lẽ ra không nên có lần cất cánh thứ 3 ấy”.

Tuyệt vọng và chán chường, Matt Busby muốn giã từ hẳn sự nghiệp bóng đá. Nhưng chính bà Jean đã khuyến khích ông đừng bỏ cuộc. Ngày 18 tháng 4, 71 ngày sau thảm họa Munich, Busby từ khu an dưỡng ở Thụy Sỹ chính thức trở về nắm quyền tạI Old Trafford. Và cũng từ đây, phượng hoàng bắt đầu tái sinh từ đống tro tàn. Bất chất 8 trụ cột đã ra đi và 2 ngườI thương tật vĩnh viễn (Blanchflower và Berry), người huấn luyện viên huyền thoại vẫn quyết tâm bắt tay xây dựng 1 Busby’s babes thứ 2. Dàn cầu thủ mớI của MU, cùng những cựu binh như Bobby Charlton, đã giành vị trí á quân giải VĐQG ngay mùa giải tiếp theo, và 9 năm sau, họ chinh phục đỉnh cao châu Âu với chiếc cúp C1 1968…

– Quỷ đỏ MUSVN – 





Lời nhạc - Những Đóa Hoa Thành Manchester


15 ngày sau thảm họa Munich, ngày 21 tháng 2 năm 1958, người ta đọc thấy trên tờ Manchester Evening News một bài thơ mang tên ‘the Flowers of Manchester (Những Đóa Hoa Thành Manchester) của một tác giả ẩn danh – sau này được xác định là Eric Winter. Giọng thơ buồn, da diết bi thương, từng dòng chữ như chứa đầy nước mắt

* Lời gốc:

The Flowers of Manchester
One cold and bitter Thursday in Munich, Germany,
Eight great football stalwarts conceded victory,
Eight men who will never play again who met destruction there,
The flowers of English football, the flowers of Manchester

Matt Busby’s boys were flying, returning from Belgrade,
This great United family, all masters of their trade,
The Pilot of the aircraft, the skipper Captain Thain,
Three times they tried to take off and twice turned back again.

The third time down the runaway disaster followed close,
There was a slush upon that runaway and the aircraft never rose,
It ploughed into the marshy ground, it broke, it overturned.
And eight of the team were killed as the blazing wreckage burned.

Roger Byrne and Tommy Taylor who were capped for England’s side.
And Ireland’s Billy Whelan and England’s Geoff Bent died,
Mark Jones and Eddie Colman, and David Pegg also,
They all lost their lives as it ploughed on through the snow.

Big Duncan he went to, with an injury to his frame,
And Ireland’s brave Jack Blanchflower will never play again,
The great Sir Matt Busby lay there, the father of his team
Three long months passed by before he walked again.

The trainer, coach and secretary, and a member of the crew,
Also eight sporting journalists who with United flew,
and one of them Big Swifty, who we’ll ne’er forget,
the finest English ‘keeper that ever graced the net.

Oh, England’s finest football team its record truly great,
its proud successes mocked by a cruel turn of fate.
Eight men will never play again, who met destruction there,
the flowers of English football, the flowers of Manchester.

* Lời dịch:

Ngày hôm ấy, tuyết rơi trên đường băng Munich
Trời lạnh căm trong giá buốt thê lương
Tám con người thôi vĩnh viễn bất hồi hương
Ra đi mãi, ôi tám vì tinh tú
Những cầu thủ với tài năng thiên phú
Những bông hoa kiêu hãnh Manchester…

Trên chuyến bay trở về từ Belgrade
Các chàng trai của thế hệ Matt Busby
Như gia đình, đâu biết sắp chia ly
Vui thắng trận, đâu hay mầm tử biệt
Trên khoang lái, viên phi công dũng liệt
Dày dặn phi trường: cơ trưởng James Thain
Ba lần bay, hai phải ngược trở về
Và lần cuối đi vào trong cõi chết.

Lần cuối ấy bi thương màu tang tóc
Chiếc phi cơ mãi không bao giờ bay
Vì nỗi nào, khi ấy có ai hay
Chệch đường băng, máy bay lật tung vỡ
Trong hoang tàn, lửa bừng lên cháy rỡ
Về phương xa, tám cầu thủ mệnh vong.

Roger Byrne nằm kia, Tommy Taylor ở đó
Đây Whelan của Ireland, Goeff Bent của Anh
Mark Jones bên kia, David Pegg bên này
Kế cạnh xác Eddie Colman đồng đội
Họ đều đã trút đi hơi thở cuối
Khi phi cơ bùng nổ trên tuyết băng.

Ngày 21, Duncan Edwards lìa trần
Chàng thất lộc do vết thương trầm trọng
Blanchflower dũng mãnh cũng chìm trong thất vọng
Do suốt đời phải giã nghiệp túc cầu
Nằm lặng yên, cùng cái chết đối đầu
Matt Busby đó, trong cơn thập tử nhất sinh
Tuy không chết, lòng ngài như điêu linh
Mắt nhỏ lệ, khóc các con đã khuất.

Nhưng không chỉ thế, còn biết bao hồn vắn số
Nào huấn luyện viên, thư ký, phi hành đoàn
Và ngoài ra, tám ký giả đi cùng
Cũng một bước về bên kia thế giới
Trong số ký giả ấy có Swifty vĩ đại
Thủ môn lừng danh Anh quốc của một thời.

Thế là hết, một đội quân ưu tú
Mạnh nhất nước Anh, sử sách từng ghi
Sống thật hùng, và cái chết thật bi
Ôi bất hạnh, ôi nghiệt thay định mệnh
Những cầu thủ với tài năng thiên phú
Những bông hoa kiêu hãnh Manchester…